Có nên sử dụng cửa kính thủy lực cho ngôi nhà của bạn không?

Cửa kính thủy lực là loại kính khá phổ biến hiện nay, được dùng trong các khu trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng... Kính thủy lực được nhiều khách hàng tin dùng mặc dù có giá thành tầm trung, rất chắc chắn, độ bền cao, lắp đặt đơn giản. Vậy tại sao được gọi là kính thủy lực, kính thủy lực là gì, bạn có thể tham khảo qua bài viết này nhé.

Cửa kính thủy lực có cấu tạo khác so với các loại cửa khác gồm kính thủy lực và bản lề thủy lực, bản lề được lắp ngầm, dưới sàn nhà và phía trên cũng được che phủ một lớp inox để tạo tính thẩm mỹ. Vì hoạt động dựa trên nguyên lý dòng thủy lực nên khi cửa được đóng mở rất nhẹ và dễ chịu. 

Kính thủy lực được chế tạo bằng việc mang kính thường nhưng được đem đi tôi ở nhiệt độ rất cao, khoảng 700 độ C, sau đó được làm lạnh nhanh bằng hơi khí mát. Với cách làm này thì kính thường sẽ có độ bên lên tới 6 lần và trở thành kính thủy lực như chúng ta được biết. Nếu khách hành đặt thiết kế theo yêu cầu thì kính sẽ được cắt, mài trước khi tôi vì sau khi tôi, kính sẽ không thể cắt được nữa. 

Kính sau khi được tôi không có sự thay đổi về màu sắc, trọng lượng, thành phần hóa học, độ dẫn nở… Nếu chẳng may chịu lực quá lớn, kính thủy lực sẽ bị vỡ thành những mảnh vụn nhỏ thay vì vỡ thành các góc, cạnh nhọn như các loại kính thông thường, vì vậy kính thủy lực rất an toàn và không gây hại cho con người. Kính thủy lực có khả năng chống ồn, cách nhiệt tốt, giúp không gian mát mẻ hơn vào mùa hè, ấm áp hơn vào mùa đông.

 

Kính cũng có khả năng chống sốc nhiệt rất tốt, với những loại kính thông thường chỉ chịu được nhiệt độ 50 độ C nhưng với kính thủy lực lại có thể lên đến 2400 độ C, ngay cả khi nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng không thể làm biến dạng. Đặc biệt kính còn chống bụi bẩn, rất phù hợp đối với những gia đình nhà mặt tiền. Bên cạnh đó, việc lau chùi cũng không rườm rà nên loại kính này đang là loại kính tốt nhất ở thời điểm hiện tại. 

Nhược điểm của kính thủy lực đó là không thể gia công lại sau khi đã tôi kính nên không thể tái chế lại. Khi bị nứt hay hư hỏng ở phần mép thì toàn bộ tấm kính sẽ bị nứt vỡ. Mặc dù vậy, để làm hỏng kính thủy lực thì sẽ rất khó khăn nên những nhược điểm này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng.

Cửa gồm có 4 kết cấu cơ bản: Kính thủy lực là bộ phận quan trọng nhất. Bản lề thủy lực để cố định và giữ cho kính được chắc chắn. Kẹp inox cũng hỗ trợ cố định kính và che các góc cạnh để tránh nứt, mẻ ở các góc kính. Tay đẩy, kéo để giúp cho việc đóng mở được dễ hơn, tránh việc vân tay in lên bề mặt của kính. 

Cửa thủy lực được thiết kế với rất nhiều phong cách khác nhau để phù hợp với không gian nhà hơn, là cửa trượt lùa và cửa mở hất. Cửa trượt lùa có kiểu đóng mở trượt trên đường ray. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích.

Cửa mở hất cho ưu điểm nổi bật trong điều kiện mưa gió. Cửa mở quay có thể được mở ở cả hai chiều đối lập nhau, vận hành linh hoạt và tiện lợi. Với cửa đẩy hoặc kéo được sử dụng nhiều nhất, chia ra làm nhiều loại gồm: Cửa thuỷ lực 1 cánh, cửa thuỷ lực 1 cánh 1 vách bên, cửa thuỷ lực 1 cánh 2 vách bên, cửa thuỷ lực 2 cánh 1 vách bên, cửa thuỷ lực 2 cánh 1 vách trên, cửa thuỷ lực 2 cánh 2 vách bên, cửa thuỷ lực 2 cánh 3 vách xung quanh.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về cấu tạo, ưu nhược điểm và các loại cửa kính thủy lực. Nếu bạn có ý định sở hữu cho mình một chiếc cửa kính thủy lực hiện đại và tinh tế hay bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ với Austdoor để được tư vấn kỹ hơn nhé! 

Top
x
img

Thêm vào giỏ hàng thành công

 

X